Nghe vậy, cả 5 ứng viên không còn xôn xao nữa mà bắt đầu tập trung suy nghĩ.
Ngay sau đó không lâu, một người khác đứng dậy đưa ra câu trả lời: 'Tôi có thể chuẩn bị một chiếc lưới thật to để trùm kín cả cái cây, thế là 100 con chim trên cây đều không thể thoát được.'
Người phỏng vấn hỏi lại: 'Anh có chắc là với chiếc lưới to như thế, tốc độ anh giăng trùm kín cả cái cây có nhanh hơn tốc độ phản ứng của lũ chim không? Đợi đến lúc anh giăng xong, chẳng lẽ lại không có con nào bay thoát?'.
Ứng viên vừa trả lời im lặng cúi đầu mà không thể tiếp tục.
Sau vài phút, một ứng thứ hai tự tin nói rằng: 'Tôi sẽ đốt một loại hóa chất tạo ra khí gây mê, khi nó bốc hơi lên trên cây, lũ chim ngửi được sẽ không thể cất cánh bay được nữa mà chỉ biết ngồi chờ chúng ta bắt lại từng con một mà thôi'.
Vị quản lý vẫn lắc đầu, không đồng ý với cách làm này: 'Loại hóa chất anh đốt có gây ô nhiễm không khí hay không? Chẳng lẽ lũ chim bị ảnh hưởng, còn chính bản thân anh thì không à?'.
Ứng viên thứ hai tiếp tục vớt vát: 'Tôi có thể sử dụng mặt nạ chống khí độc...'.
Vị quản lý tiếp tục hỏi tới: 'Vậy chi phí của nó là bao nhiêu? Số vốn anh cần bỏ ra có đảm bảo lợi nhuận thu về tương đương hay không?'
Tới đây thì ứng viên thứ hai cũng không thể tiếp tục được nữa.

Thứ chúng ta học được trong Toán học là cách tư duy logic. Tương tự như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cũng luôn phải dùng tư duy cũng mình để liên tục khai thác vấn đề từ nhiều khía cạnh, từ đó mới tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất, nhanh gọn nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất.
Cuối cùng, đến lượt Tiểu Bình, cô khẽ nói: 'Tôi có một cách khác nhanh hơn, đó là lấy máy ảnh chụp lại 100 con chim đó. Thế là chúng bị 'bắt' vào bên trong rồi'.
Ngay lập tức, cách tư duy mới lạ đã khiến vị quản lý ấn tượng và nở nụ cười.
Vậy vấn đề ở đây có thực sự là một câu trả lời chính xác hay không? Thường là rất khó, vì mỗi tình huống xảy ra, cộng thêm vô số tác động ngoại cảnh, những điều kiện khách quan và chủ quan khác, chúng ta đều có thể tìm ra nhưng phương án khác nhau để giải quyết. Giống như việc không ai quy định phải giải 1 bài toán theo 1 cách làm cố định nào cả.
Thứ chúng ta học được trong Toán học là cách tư duy logic. Tương tự như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cũng luôn phải dùng tư duy cũng mình để liên tục khai thác vấn đề từ nhiều khía cạnh, từ đó mới tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất, nhanh gọn nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất. Đây mới chính là yếu tố quan trọng làm nên sự khác biệt trong thành công của mỗi người.
theo Tổng hợp