Trước đó, cựu Tổng thống Bolivia từng tuyên bố ông buộc phải từ chức vì cuộc đảo chính do Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) đứng đằng sau nhằm phục vụ mục đích của đế chế Bắc Mỹ.
Ông Evo Morales đã từ chức Tổng thống Bolivia hôm Chủ nhật tuần trước sau khi lãnh đạo đất nước này hơn một thập kỉ.
Trước đó, cựu Tổng thống đã kêu gọi tổ chức bầu cử một lần nữa nhằm tránh các cuộc xung đột liên quan đến cáo buộc gian lận bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 10.
Lời kêu gọi của ông Morales không đủ để xoa dịu phe đối lập. Nhiều người dân đã xuống đường biểu tình yêu cầu ông Morales từ chức.
Khi ông Morales từ chức vào ngày 10/11, lưu vong sang Mexico, tiếp tục xuất hiện biểu tình ủng hộ ông này từ trước đến nay.
Thực tế, Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ tại Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) thông báo số liệu thống kê được từ cuộc khủng hoảng hiện nay ở Bolivia cho thấy con số khác biệt lớn hơn với thống kê được truyền thông Mỹ đưa tin trước đó.
Chỉ riêng ngày 16/11, đã có 9 người thiệt mạng và 122 người bị thương do hành động của cảnh sát và lực lượng vũ trang.
Khủng hoảng ở Bolivia đã khiến Liên Hợp Quốc không thể ngồi yên.
Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bà Michelle Bachelet đã cảnh báo bạo lực leo thang sẽ phá hỏng quá trình tiến tới dân chủ tại Bolivia.
'Tôi lo rằng tình hình tại Bolivia có thể vượt khỏi tầm kiểm soát nếu chính quyền không thể giải quyết được nó... với tinh thần bảo vệ nhân quyền' - bà Bachelet tuyên bố.
Giám sát viên tại thành phố Cochabamba (Bolivia) của LHQ, ông Nelson Cox cho biết đa số các trường hợp tử vong và bị thương trong khu vực này là do trúng đạn.
'Chúng tôi đang làm việc cùng văn phòng giám sát quốc gia để tiến hành khám nghiệm tử thi... và đòi lại công lý cho các nạn nhân' - ông Cox nói.
Bạo lực tại Bolivia đã làm tăng thêm tình trạng bất ổn ở khu vực, cùng với các quốc gia lân cận như Chile, Ecuador, Venezuela và Argentina.