Thứ hai, giải phóng tài nguyên. Dữ liệu liên bang, thuật toán và sức mạnh xử lý dữ liệu sẽ được cung cấp cho các nhà nghiên cứu nhằm phát triển các lĩnh vực công cộng như giao thông vận tải và chăm sóc sức khỏe.
Thứ ba, chuẩn mực đạo đức. Các cơ quan Chính phủ như Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ của Nhà Trắng và Viện Tiêu chuẩn Công nghệ Quốc gia (NIST) sẽ được yêu cầu thiết lập các tiêu chuẩn nhằm hướng dẫn sự phát triển của các hệ thống AI đáng tin cậy, mạnh mẽ và đáng tin cậy, an toàn và có thể tương tác.
Thứ tư, tự động hóa. Các cơ quan sẽ được yêu cầu chuẩn bị cho người lao động thay đổi thị trường việc làm gây ra bởi công nghệ mới. Đồng thời tăng cường học bổng và học nghề.
Thứ năm, tiếp cận quốc tế. Chính quyền muốn hợp tác với các quốc gia khác về phát triển AI, nhưng thực hiện theo cách giữ lại các giá trị và lợi ích của người Mỹ.
Trang The Verge đánh giá, sự dẫn đầu của Mỹ về AI một phần là do khả năng thu hút nhân tài nước ngoài nhưng các chuyên gia cảnh báo rằng các nhà nghiên cứu đang ngày càng bị giảm đi bởi những tuyên bố chống nhập cư của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump và những lời hứa hạn chế quyền tự do thị thực.
Sắc lệnh về AI Mỹ được ban bố trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều quan ngại cho rằng Trung Quốc sẽ “soán ngôi” của Mỹ trong các lĩnh vực then chốt của AI. Trung Quốc dự kiến sẽ đầu tư 150 tỉ USD vào năm 2030 với mục tiêu trở thành nước AI đứng đầu thế giới.
Trong một nghiên cứu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới của Liên hợp quốc (WIPO) công bố cuối tháng 1, Mỹ đang dần thua Trung Quốc trong cuộc chiến về trí tuệ nhân tạo. Trung Quốc chiếm 17 trong số 20 viện hàng đầu tham gia cấp bằng sáng chế AI và đặc biệt mạnh trong lĩnh vực đang tăng trưởng rất nhanh là 'học sâu' (deep learning), một loại công nghệ học máy, như các hệ thống nhận dạng lời nói.
Tổng Giám đốc WIPO Francis Gurry nhận định, Trung Quốc là 'người chơi quan trọng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ' với số lượng lớn nhất các đề nghị công nhận bằng sáng chế trong nước.