Thứ ba, sau nhiều trận thử lửa với những đối thủ cực mạnh là Mỹ-Anh-Pháp và cả Israel nữa, phòng không Syria đã rút ra được những kinh nghiệm xương máu để có thể đối phó với Không quân Do Thái vốn là bậc thầy về tập kích đường không.
Trong ngày 10/09, phòng không Syria nhận định tình hình tốt, vào cấp báo động sẵn sàng chiến đấu cao từ sớm, trước khi máy bay Israel xuất hiện ở miền Nam. Nếu Su-35 Nga không truy cản thành công mà để các chiến đấu cơ Do Thái 'lọt lưới' thì phòng không Syria vẫn hoàn toàn chủ động đón đánh.

Tên lửa S-300 Syria vẫn chưa khai hỏa.
'Vỏ quýt dày có móng tay nhọn': Mọi sự vẫn còn ở phía trước
Đẳng cấp hàng đầu thế giới của Không quân Do Thái là không phải bàn cãi, khó khăn mà Nga-Syria-Iran hiện đang gây ra chỉ là tạm thời.
Với kinh nghiệm tác chiến tập kích đường không hết sức phong phú, một khi đã quyết tâm đánh vào Syria, chắc chắn những 'cái đầu có sỏi' của Không quân Israel sẽ tìm ra chiến thuật mới, hiểm hóc để vượt 'tường lửa' thành công và tập kích hủy diệt các mục tiêu ở sâu trong nội địa Syria.
Đối với Israel, một trong những phương án 'an toàn' là tăng cường sử dụng số lượng tiêm kích tàng hình F-35 ít ỏi đang có trong tay bởi chí ít ở thời điểm hiện tại, lực lượng radar cảnh giới đường không của Syria hết sức yếu kém vì đa phần là các loại radar đời cũ, đã lạc hậu.
Cùng với đó, việc sử dụng chiến thuật nghi binh 'dương đông kích tây' kết hợp với mục tiêu giả, gây nhiễu và tấn công tự sát khiến phòng không Syria lúng túng, đối phó không hiệu quả, tiêu hao đạn tên lửa phòng không lớn và chờ đến khi tên lửa Syria 'trắng bệ' thì bấy giờ mới là lúc các chiến đấu cơ Israel ra đòn kết liễu chính thức.
Chưa kể, một khi bị gây khó, Israel sẽ kiếm cớ đánh trực diện, vừa chế áp vừa tiêu diệt các tổ hợp phòng không Syria nhằm mở toang các ô trống cho chiến đấu cơ của mình xâm nhập.
Để khắc phục điểm yếu, phòng không Syria cần sớm tìm cách giải bài toán nâng cấp mạng lưới radar cảnh giới, nhất là radar bắt thấp và radar có khả năng phát hiện máy bay tàng hình để nắm thế chủ động, phát hiện sớm mục tiêu và chuyển cấp sẵn sàng chiến đấu kịp thời.
Ngoài ra, một trong những yêu cầu cao nhất đối với phòng không Syria là bảo toàn lực lượng để đánh lâu dài, tuyệt đối không được sơ suất, dù nhỏ để bị Israel đánh trúng khí tài khiến mất sức chiến đấu.
Việc 2 tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 rất hiện đại của Syria bị Israel đánh hủy diệt một cách dễ dàng là bài học xương máu mà họ phải triệt để rút kinh nghiệm.
Các tổ hợp tên lửa S-300 mà Nga mới trang bị cho Syria sẽ sớm là 'át chủ bài' để phòng không Syria đọ sức ngang ngửa với các phi công sừng sỏ của Israel, tuy nhiên, sự cẩn trọng của Syria là cần thiết khi chưa đưa vào sử dụng mà vẫn tiếp tục huấn luyện thêm. Rồi sẽ có lúc!
Trong tương lai gần, thậm chí rất gần, Israel vẫn có thể tập kích Damascus và các mục tiêu khác ở miền Nam Syria nhưng không còn dễ dàng nữa.