Nút thắt hài hước của câu chuyện nằm ở độ lý sự rất bài bản của tên trộm: Không những trình bày chi tiết gia cảnh đáng thương, từ việc bị cắt biên chế việc làm cho tới hoàn cảnh khó khăn, bản thân cũng là một người có học nhưng vì bần cùng nên mới phải làm chuyện như vậy. Luận điểm luận cứ ý tứ văn chương cứ thế tuôn trào, dài như một bản văn mẫu đến nỗi khổ chủ còn không kịp nhắn tin thanh minh đáp lại được câu nào xen giữa trong đó. Chưa hết, biện pháp phản nghịch nhằm tăng hiệu ứng cảm xúc cũng được tên trộm áp dụng rất tốt khi nêu lên những điểm xấu của chiếc iPhone như 'hỏng nút Home, 'chai pin' để chủ cũ rủ lòng thương. Sau tất cả, đoạn văn chốt lại bằng một lời thề thốt từ tận đáy tâm can, lâm li bi đát đong đầy ân nghĩa như drama cổ trang Trung Quốc.

'Hôm nọ tui ác là ông mất cả 2 cái điện thoại chứ không phải 1 đâu' - Vậy giờ trộm cắp thành vai chính diện, một cú plot twist nổ não chăng?
Tính năng khóa iCloud do Apple áp dụng trong vài đời iOS trở lại đây thực sự là một công cụ bảo mật tuyệt vời, đến nỗi FBI cũng phải đau đầu chưa tìm ra lời giải trong những vụ án cưỡng chế trước đây.
Vì vậy, các con buôn sẽ rất khó nhận lời mua lại những chiếc iPhone còn dính khóa iCloud, trừ khi hạ giá kịch sàn ở mức thấp đáng kể so với thị trường. Khi đó, giá trị của máy chủ yếu nằm ở việc bán xác iPhone thủ công để rã linh kiện thay vì có giá hời như máy nguyên qua sử dụng.
Còn kết cục câu chuyện của thanh niên có học (nhưng đi ăn trộm) trên ra sao, hồi sau sẽ rõ!