Do đó, Thời báo Hoàn cầu cảnh báo rằng những bên 'theo chân' Mỹ phải trả một cái giá lớn hơn, đồng thời 'nhắc nhở' Tổng thư ký NATO Stoltenberg rằng thái độ thù địch quân sự sẽ phải gánh chịu hậu quả.
Trung Quốc mơợn Nga dọa Mỹ-NATO
Đáng chú ý, trong thời gian này, một số tờ báo lớn của Trung Quốc cũng đăng tải các bài viết cảnh báo Mỹ, nhưng lại lấy sức mạnh của Nga làm trọng tâm! Ví dụ điển hình là tờ Sohu của Trung Quốc đăng bài viết nhận định, với trữ lượng hạt nhân to lớn, nước Nga có khả năng phá hủy diện tích lãnh thổ gấp 10 lần của Mỹ.
Bài viết phân tích, Nga đang sở hữu các đầu đạn hạt nhân, phương tiện trang bị vũ khí hạt nhân, bao gồm máy bay Tu-160, tên lửa đạn đạo chiến lược, tàu ngầm 'Borey'. Theo bài viết, Nga tiếp tục 'hành động gay gắt' với Mỹ, 'đẩy nhà cầm quyền Mỹ vào trạng thái kinh ngạc'.
Trung Quốc hướng 'hỏa lực' vào Nga?
Theo Sohu, 'Tình hình trên thế giới cho thấy rõ rằng ảnh hưởng của Mỹ đang giảm dần và Nga có thể khôi phục ưu thế trong tương lai'. Do đó, các nước thành viên NATO nên thận trọng trong việc sử dụng vũ lực, vì điều này có thể 'dẫn đến thảm họa'.
Còn tờ Sina của Trung Quốc đăng bài viết cho rằng việc Nga đưa tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sarmat vào hoạt động trong năm 2020 có thể là một thách thức lớn đối với hệ thống phòng thủ quân sự của Mỹ và NATO.
Theo Sina, các siêu tên lửa loại này được thiết kế để thay thế tên lửa liên lục địa R-36 Voyevoda. Mỗi tên lửa Sarmat dài 35,5 mét, đường kính 3 mét và có tầm bắn lên tới 18.000 km cũng như có thể mang tới 16 đầu đạn hạt nhân. Sina nhấn mạnh, số lượng đầu đạn hạt nhân này đủ để 'tiêu diệt tất cả các mục tiêu trong vùng lãnh thổ rộng bằng tiểu bang Texas hoặc Pháp'.
Bài báo cũng lưu ý đến việc Nga phát triển đầu đạn siêu thanh Avangard, bình luận rằng vũ khí này mang mối đe dọa có thể 'buộc phương Tây phải xem xét lại chiến lược phòng thủ và răn đe hạt nhân' của mình. Tờ báo Trung Quốc dẫn lời các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng 'Nga rõ ràng giành lợi thế trước Mỹ và NATO trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh'.
Người Nga không quên cảnh giác trước người bạn phương Đông
Về phần mình, giới phân tích Nga cho rằng khi kinh tế tăng trưởng chậm lại và chính sách đối nội rối ren, Trung Quốc sẽ hành động hung hăng hơn ở bên ngoài. Tiến sĩ Kinh tế Elena Veduta, Đại học Tổng hợp Quốc gia Moscow (MGU) đã đưa ra dự báo như vậy.
Theo chuyên gia Nga, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, điều kiện kinh tế ở Trung Quốc đã dần xấu đi, tốc độ tăng trưởng đã giảm gần một nửa và sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP chính thức của Trung Quốc đã giảm từ 15% xuống 6% (chỉ số thực tế có thể đến 3%), mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua.
Chuyên gia Elena Veduta cảnh báo, nếu trong những năm tới tăng trưởng của Trung Quốc tiếp tục chậm lại, điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng gấp đôi thái độ quyết đoán. Theo bà, Trung Quốc quá yếu để cảm thấy an toàn hoặc hài lòng với vị trí của mình trong trật tự thế giới, nhưng đủ mạnh để phá hủy bất kỳ trật tự nào.
Chuyên gia Nga cũng đánh giá Mỹ đang thực thi một chiến lược cẩn trọng, kết hợp giữa sự tự tin và giảm thiểu thiệt hại về phía mình. Theo đó, hành động 'kiềm chế' của Mỹ là thông minh hơn và cuối cùng sẽ đạt được hiệu quả hơn.